Trang chủ
top
Dòng sự kiên Dòng sự kiện:

Hữu Liên Á Châu vượt bão

15:53:30 13-12-2013

Hữu Liên Á Châu chiếm 70% thị trường ống thép của Myanmar. Một con số đặc biệt gây ấn tượng, có thể xem như tia sáng cuối đường hầm của ngành thép.

Thị trường trong nước ảm đạm, xuất khẩu sang Myanmar là một trong những hướng đi mà ông Trần Tuấn Nghiệp, Tổng Giám đốc Công ty Hữu Liên Á Châu, đang triển khai để tự cứu mình.

Hữu Liên Á Châu là công ty gia đình được thành lập năm 1978 và cổ phần hóa năm 2001. Hữu Liên Á Châu may mắn tận hưởng được chu kỳ kinh tế phát triển của Việt Nam, thời điểm bất động sản lên ngôi và quá trình công nghiệp hóa diễn ra mạnh mẽ.

Ống thép có mức tăng trưởng sản lượng bình quân mỗi năm khoảng 10%, biên lợi nhuận chỉ khoảng 5%. Chính vì biên lợi nhuận thấp - đặc thù của ngành thép - ông Nghiệp buộc phải kinh doanh theo mục tiêu lấy doanh thu lớn để đạt lợi nhuận mong đợi. Điều này là hợp lý trong chu kỳ kinh tế thuận lợi, nhưng sẽ rất khó khăn khi kinh tế trì trệ và ngành bất động sản xây dựng bị đuối sức.

Giải pháp để Hữu Liên Á Châu tồn tại khi thị trường trong nước giảm sút là tìm đường xuất khẩu. Các thị trường Campuchia và Myanmar đã giúp Hữu Liên Á Châu vượt bão trong thời điểm khó khăn. Ngoại trừ năm 2008, công ty này bị âm lợi nhuận, thì trong suốt 10 năm, họ vẫn giữ mức tăng trưởng dương về doanh thu và lợi nhuận.

Năm 2011, xuất khẩu đã chiếm 25% doanh thu Công ty và ông Nghiệp dự kiến sẽ tăng gấp đôi trong năm 2012 cũng như tăng mạnh trong những năm tới.

Cách vượt bão bằng con đường xuất khẩu không có gì là mới khi các tập đoàn như Thép Việt và Hòa Phát cũng đã triển khai. Tuy nhiên, chưa có doanh nghiệp thép nào chọn thị trường Myanmar.

“Chúng tôi thực sự đánh giá cao thị trường này, nhưng để giao thương thành công thì bạn cần phải có thời gian tìm kiếm và kết bạn thực sự với các công ty bản địa theo hình thức liên doanh”, ông Nghiệp chia sẻ.

Sau Campuchia, Myanmar, ông Nghiệp cũng đang lên kế hoạch thâm nhập thị trường Indonesia thông qua việc đặt nhà máy tại nước này trong năm 2013. Ông nói: “Chúng tôi chưa thể chia sẻ nhiều hơn về chiến lược nhưng chúng tôi tin rằng, đây sẽ là thị trường có tiềm năng không kém gì Myanmar”.

Song song với xuất khẩu, Hữu Liên Á Châu còn tìm cách gia tăng thị phần trong nước. Theo thống kê của Hiệp hội Thép Việt Nam thì sản phẩm ống thép của công ty này đang chiếm 15% thị trường, cạnh tranh trực tiếp với Hòa Phát, Hoa Sen...

Ông Nghiệp bày tỏ tham vọng tiếp tục gia tăng thị phần trong thời gian tới bất chấp khó khăn. Ông tin rằng, ống thép có mức độ ứng dụng rộng rãi (trong cả tiêu dùng xã hội lẫn trong xây dựng) hơn các sản phẩm thép khác. Dù vậy, việc gia tăng thị phần trong nước đối với Hữu Liên Á Châu không phải là một bài toán đơn giản, khi thị trường ống thép Việt Nam vẫn đang cạnh tranh khốc liệt về giá và kinh tế trong nước vẫn còn “bệnh”.

Theo ông, yếu tố thương hiệu trở nên giảm sút so với yếu tố giá cả trong thị trường này. “Chúng tôi buộc phải cạnh tranh về giá hơn là về thương hiệu, nhưng chúng tôi biết cách nói cho khách hàng của mình tương quan về giá và chất lượng. Đó là lý do Hữu Liên Á Châu có cả hàng cấp trung lẫn cao. Dĩ nhiên, cuộc chiến giá cả bao giờ cũng phức tạp cả”, ông nói.

Mô hình kinh doanh cạnh tranh chủ yếu về giá trở nên thuận lợi hơn cho công ty này bởi quy mô công nghiệp đủ lớn (2 nhà máy lớn với 600 nhân công) và thời gian gắn bó cùng các nhà phân phối đủ lâu.

Năm 2012 và có thể trong tương lai gần, ông Nghiệp vẫn đặt ra mục tiêu tăng doanh thu hơn là lợi nhuận. Bên cạnh đó, ông cũng đang lên kế hoạch mở rộng kinh doanh bằng cách xây dựng nhà máy cán nguội và luyện thép bên cạnh nhà máy sản xuất ống thép hiện tại để phục vụ kinh doanh trong 10 năm sắp tới. Tuy nhiên, điều này cũng đặt ra thách thức lớn cho Hữu Liên Á Châu khi các công ty thép cũng đang không ngừng nỗ lực mở rộng nhà máy hoặc tăng công suất như Thép Việt, Hòa Phát, Hoa Sen.

Cùng với sự chuyển hướng chiến lược, ông Nghiệp cũng đã chuẩn bị cho chặng đường phát triển mới của Hữu Liên Á Châu. Quá trình tái cấu trúc diễn ra trong công ty này vào năm 2010 cho thấy ông Nghiệp đã chia sẻ quyền hành lãnh đạo theo cơ chế phân quyền phòng ban, giảm thiểu tính gia đình trong Công ty.

Ông Nghiệp đã chia sẻ quyền hành lãnh đạo theo cơ chế phân quyền phòng ban, giảm thiểu tính gia đình trong Công ty.

Trọng Tú

  
anhminh gift
Ghế lưới VP
troi  trang zenfdy
banner tuyen dung
Thiết kế web bán hàng | Đại Thống
Tin xem nhiều nhất
Chùa Huyền Trang
Tin nóng tuần qua
Mark Zuckerberg giàu nhất thế giới tính theo tuổi
Mark Zuckerberg giàu nhất thế giới tính theo tuổi
Những doanh nhân thành đạt từ số 0
Những doanh nhân thành đạt từ số 0
Quyền lực và sức ép
Quyền lực và sức ép
Phó TGĐ VietJet Air: Muốn bay phải có nghề
Phó TGĐ VietJet Air: Muốn bay phải có nghề
Bầu Đức: Quyền lực và bụi bặm
Bầu Đức: Quyền lực và bụi bặm
Thói quen dậy sớm của các CEO nổi tiếng
Thói quen dậy sớm của các CEO nổi tiếng
Full banner 1
 
 
 

Giấy phép số: 70/GP-STTTT cấp ngày 16/11/2017

Liên hệ quảng cáo: 0931 01 13 13

Địa chỉ: 41 Đường DC13, P. Sơn Kỳ, Q. Tân Phú, TPHCM


 Góp ý - Liên hệ

® Bản quyền thuộc về Doanhnhanthanhdatonline.com