Trang chủ
top
Dòng sự kiên Dòng sự kiện:

Dặm trường Giày Vũ Chầm

15:33:27 15-12-2013

1 giờ trưa tại Tòa Nhà Vina giầy, 2 người đàn ông đẩy cửa đi thẳng vào kệ giày nam. Khi quyết định chọn đôi ưng ý nhất, người đàn ông khoảng 60 tuổi xem giá và thốt lên: “700.000 đồng/đôi thì rẻ quá”.

Người đàn ông đó là Việt kiều mới về nước. “Thanh niên Sài Gòn những năm cuối thập kỷ 1960 mà có một đôi giày Vũ Chầm thì oách lắm”, vị khách này nhớ lại.

Giày Vũ Chầm ngày nay đã thay đổi khá nhiều, mẫu mã đa dạng hơn trước. Cho đến nay, Vina Giầy đã có mặt khắp cả nước với 500 mẫu sản phẩm và hơn 200 cửa hàng. Tuy nhiên, để có được thương hiệu Vina Giầy, nghệ nhân Vũ Chầm đã phải mất 4 lần lập nghiệp.

3 lần chìm nổi

18 tuổi, chàng thanh niên quê Hải Dương Vũ Văn Chầm đi học đóng giày tại Hà Nội theo lời cha khuyên. Sau 3 năm học nghề ở Hà Nội, năm 1953, Chầm cùng 2 người anh xuống Hải Phòng mở xưởng sản xuất. 3 tháng đầu, hàng làm ra không có mối bán. Ông nhận định, muốn phát triển phải Nam tiến vì ở đó môi trường làm ăn riêng lẻ sôi động hơn.

Từ một ông chủ xưởng, vô miền Nam, ông làm thợ đóng giày tại công ty nước ngoài để học thêm về nghề và tìm hiểu thị hiếu tiêu dùng của người Sài Gòn.

Năm 1955, 3 anh em họ Vũ lại quyết tâm mở xưởng riêng với tên gọi là Thanh Bình. Phải 2 năm sau, giày Thanh Bình mới chính thức được biết đến và bắt đầu phát triển. Dần dần, giày Thanh Bình nổi tiếng, 200 công nhân làm không hết việc. Thanh Bình vừa sản xuất vừa nhận gia công cho 50 thương hiệu giày từ miền Trung trở vào. Thậm chí, Công ty Giày Bata của Pháp cũng đặt Thanh Bình gia công cho họ những đôi giày cao cấp.

Thời điểm này, nghệ nhân Vũ Chầm được nhiều người trong giới thượng lưu biết đến. Phát huy lợi thế, ông còn mở lớp dạy nghề cho hàng trăm công nhân theo học. “Lúc đó tiền bạc tôi không thiếu, gia đình tôi sinh tới 8 người con mà không lo thiếu ăn thiếu mặc”, ông kể lại.

Thế rồi, từ vị trí ông chủ, năm 1975, ông lại quay về làm công nhân đóng giày cho tổ sản xuất Hoàng Diệu, quận 4, TP.HCM sau khi tài sản bị sung vào hợp tác xã. Như bao người thợ khác, ông chủ xưởng giày Thanh Bình cũng chỉ được cấp phát 13 kg gạo/ tháng.

Không đủ sống, ông đặt chiếc tủ nhỏ tại nhà nhận sửa chữa giày dép thêm kiếm sống. Ông và 2 người anh lại bắt đầu hợp tác làm giày cho các thương hiệu lớn.

Để có 1 lần thành công

Năm 1990, ông quyết định thành lập Công ty Giầy Việt Nam (Vina Giầy). “Tôi lấy tên Việt để mọi người biết đó là sản phẩm của Việt Nam. Tôi không muốn bị cuốn vào cách làm dán nhãn mác nước ngoài để câu khách”, ông nói.

Khi Công ty lớn dần lên, việc quản lý không còn đơn giản. Năm 2000, ông sang Nhật học một khóa về quản lý chất lượng sản phẩm. Chính từ đây, ông đã tìm ra phương pháp quản lý cho riêng mình. Ông đã kết hợp giữa biểu đồ bát chính đạo trong Phật giáo và biểu đồ xương cá của người Nhật vào áp dụng trong quản lý công ty.

Cốt lõi của biểu đồ xương cá chỉ ra rằng, doanh nghiệp muốn thành công thì phải làm ra những sản phẩm chất lượng tốt, giá trị cao. Trong khi biểu đồ bát chính đạo lại đưa ra những phương châm sống có đạo đức và phát huy những tài năng vốn có trong mỗi người. Kết hợp giữa đạo đức và tài năng là cách ông đã áp dụng trong việc quản lý Công ty.

Bên cạnh đó, ông còn cử người đi học thiết kế, tham dự nhiều hội chợ tìm hiểu mẫu mã và chất liệu sản phẩm tại Ý, Pháp, Ấn Độ...

Để thu hút khách hàng Vina Giầy đưa ra chương trình khuyến mãi giảm giá, phiếu tặng quà, bán hàng qua mạng. Để phát triển thương hiệu, Vina Giầy lên một chiến lược phân cấp sản phẩm. Thương hiệu Vina Giầy dành cho những sản phẩm cao cấp, thương hiệu Vũ Chầm gắn với các sản phẩm làm từ những loại da quý hiếm có mức giá cao hơn. Cùng với đó là 2 thương hiệu giày giá thấp, phổ thông là Giầy Việt và Vinagico.

Hiện nay, 6 người con của ông đã thành lập công ty riêng nhưng tất cả đều thuộc công ty mẹ Vina Giầy. Một số công ty tập trung sản xuất cho thị trường trong nước, số khác làm hàng xuất khẩu. Cho đến nay, 30% sản phẩm của Vina Giầy được xuất khẩu.

Nay đã ở tuổi 80, ông Vũ Chầm vẫn còn rất nhiều trăn trở và kế hoạch phải thực hiện. Mục tiêu sắp tới của ông là phát triển thị trường xuất khẩu. Hiện Công ty đang lên kế hoạch đầu tư máy móc kỹ thuật cao, mở rộng xưởng sản xuất và xây dựng mạng lưới phân phối ở nước ngoài. Ông cho biết, qua thời kỳ kinh tế khó khăn, Công ty sẽ đẩy mạnh xuất khẩu.

  
anhminh gift
Ghế lưới VP
troi  trang zenfdy
banner tuyen dung
Thiết kế web bán hàng | Đại Thống
Tin xem nhiều nhất
Chùa Huyền Trang
Tin nóng tuần qua
Mark Zuckerberg giàu nhất thế giới tính theo tuổi
Mark Zuckerberg giàu nhất thế giới tính theo tuổi
Những doanh nhân thành đạt từ số 0
Những doanh nhân thành đạt từ số 0
Quyền lực và sức ép
Quyền lực và sức ép
Phó TGĐ VietJet Air: Muốn bay phải có nghề
Phó TGĐ VietJet Air: Muốn bay phải có nghề
Bầu Đức: Quyền lực và bụi bặm
Bầu Đức: Quyền lực và bụi bặm
Thói quen dậy sớm của các CEO nổi tiếng
Thói quen dậy sớm của các CEO nổi tiếng
Full banner 1
 
 
 

Giấy phép số: 70/GP-STTTT cấp ngày 16/11/2017

Liên hệ quảng cáo: 0931 01 13 13

Địa chỉ: 41 Đường DC13, P. Sơn Kỳ, Q. Tân Phú, TPHCM


 Góp ý - Liên hệ

® Bản quyền thuộc về Doanhnhanthanhdatonline.com